ĐÀO TẠO DẠY KÈM 1:1 ĐỒ HOẠ TẠI NHÀ VÀ ONLINE

Khóa thiết kế đồ họa

Khóa học CorelDraw

Khóa học Sketchup

Profile Là Gì
Profile Là Gì

Hiện nay Profile có lượng tìm kiếm không hề ít. Việc hiểu profile đúng cách không phải cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng nghĩa của nó. Việc tạo nên 1 profile chuyên nghiệp thì cũng không hề đơn giản. Vậy profile là gì? tại sao chúng ta lại cần thiết kế 1 profile chuyên nghiệp đến vậy. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu profile cá nhân và profile cho doanh nghiệp nhé.

Profile là gì? Cách tạo profile chuyên nghiệp

Profile là gì?

Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp
Profile Là Gì?

Profile còn dược hiểu là hồ sơ năng lực. Nó bao gồm cả profile cá nhân và profile cho doanh nghiệp. Nó chứng minh cho năng lực của 1 cá nhân hay 1 doanh nghiệp. Chứng minh kỹ năng cũng như thế mạnh của 1 cá nhân hay 1 tập thể nào đó giúp các đối tác cho thể đánh giá được chi tiết về khả năng, năng lực của đối phương. Qua đó giúp bạn tiếp cận được khách hàng tốt hơn có thể cạnh tranh được với các đối thủ để có thể hợp tác làm việc.
Profile là bản tóm tắt các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà ứng viên có được. Đây là một tài liệu giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định sáng suốt về việc có tuyển dụng ứng viên đó hay không.

Xem thêm>>

Cách tạo profile chuyên nghiệp

Để tạo được 1 Profile chuyên nghiệp thì bạn cần phải có đầy đủ những yếu tố sau đây.

Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp
Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp

Xem thêm >> Khóa học thiết kế để tạo ra 1 Profile chuyên nghiệp

  • Giới thiệu: Mục này là giới thiệu thông tin cá nhân cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với mình bằng những nội dung mà mình cung cấp. Bạn cũng có thể giới thiệu về doanh nghiệp của mình để có thể kết hợp được với những đối tác làm việc.
  • Những dự án đã làm: Mục này các bạn có thể show những sản phẩm dự án đã làm để cuốn hút hơn khi nhà tuyển dụng nhìn vào kết quả mà chúng ta đã đạt được. Mục này thường rất quan trọng. Nó giúp lôi cuốn ngay từ lần đầu tiên nếu sản phẩm của các bạn tạo ra đẹp và chất lượng.
  • Tầm nhìn xứ mệnh: Đối với công ty thì mục này là điều không thể thiếu. Nó giúp đối tác hay những nhà tuyển dụng biết được định hướng của công ty, cho biết những mục tiêu phấn đấu của công ty đó. Còn đối với cá nhân thì mình cũng có định hướng phát triển từ 3-5 năm từ đó giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn có 1 góc nhìn sâu sắc và có chiều sâu hơn.
  • Về Con người và công nghệ: Nhân sự công ty là những viên gạch xây dựng lên thương hiệu cho bạn. Bạn nắm bắt được nhân sự tốt, làm chủ được công nghệ bạn sẽ xây dựng được một doanh nghiệp cực kỳ hoàn hảo. Khi đối tác nhìn vào sẽ có sự tin tưởng tuyệt đối.
  • Hoạt động xã hội: Những công ty lớn thông thường họ sẽ đóng góp được nhiều cho lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Những đóng góp của bạn cho xã hội cũng được đề cập đến.
  • Hình ảnh: Hãy sử dụng hình ảnh nhất quán tạo ra những dấu ấn riêng cho bạn và cho đối tác, khách hàng. Đây nó còn được gọi là phong cách, văn hóa của bạn hay công ty bạn. Profile được thông thường được thiết kế rất tỉ mỉ. Chúng thường sử dụng 1 số phần mềm chuyên dụng để tạo ra nó như: Photoshop, illustrator, corel, indesign… Tham khảo các khóa học này của chúng tôi để tự bạn có thể tạo ra 1 Profile hoàn hảo cho bạn và cho công ty bạn. Khi sử dụng hình ảnh làm profile bạn cũng nên lưu ý: Sử dụng màu sắc hài hòa hợp lý không nên lạm dụng quá mực. Thiết kế ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu

Profile là gì? Khác nhau giữa profile cá nhân và profile Doanh nghiệp

Profile cá nhân:

Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp
Profile Cá Nhân
  • Là 1 dạng profile giới thiệu tóm tắt về 1 cá nhân nào về kinh nghiệm làm việc, năng lực để nhà tuyển dụng có thể nắm được thông tin của 1 cá nhân đó. Cho nên người ta thường gọi là sơ yếu lí lịch hoặc hồ sơ cá nhân.

Nội dung Profile cá nhân:

  • Họ và Tên (Full name): Ghi rõ tên đầy đủ bằng tiếng việt hoặc tiếng anh tùy theo dạng hồ sơ. 
  • Hình ảnh chân dung mới nhất: Thường sử dụng cỡ 3×4 hoặc 4×6
  • Chuyên môn và kĩ năng (Skill): Liệt kê toàn bộ những chuyên môn và những kỹ năng của mình để tuyết phục được nhà tuyển dụng. Chuyên môn kỹ năng này rất cần cho nhà tuyển dụng. Cho nên mục nội dung này bạn càng làm chỉnh chu bao nhiêu thì bạn càng lọt vào mắt nhà tuyển dụng bấy nhiêu.
  • Ngày tháng năm sinh (Birthday): 
  • Độ tuổi (Age) và giới tính (Sex)
  • Trình độ học vấn (Academic level): Bạn có thể liệt kê những trường mà bạn đã học, có bao nhiêu trường bạn sẽ liệt kê ra hết.
  • Email và số điện thoại (Moibile): Thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên hệ được với bạn khi cần thiết. Lên lịch trao đổi gặp gỡ thông báo kết quả khi cần thiết.
  • Kinh nghiệm làm việc (Experience): Đây là phần nội dung quan trọng mà nhà tuyển dụng thường nhắm tới. Nó quyết định được bạn có phù hợp với công ty bạn ứng tuyển hay không. Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên nào có kinh nghiệm làm việc nhiều phù hợp với công việc của công ty. Vì vậy hãy chăm chút nội dung này cho thật chu đáo trước khi ứng tuyển nhé. Đây là phần quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn giữa muôn ngàn ứng viên khác. Nếu kinh nghiệm của bạn tốt, nghĩa là “CV đẹp”, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên quyết định chắp bút kí hợp đồng tuyển bạn vào làm hơn những ứng viên khác. Vì vậy, hãy liệt kê thật chi tiết và bài bản về thông tin này. 

Khi đã đủ những thông tin trên, một điều bạn không thể thiếu là lựa chọn template thật đẹp cho profile của mình. Bạn có tham khảo trên rất nhiều trang web cho download miễn phí ví dụ như:

Profile công ty có thể hiểu đơn giản là hồ sơ năng lực của công ty đó. Một công ty thường ở dưới dạng ấn phẩm nhiều trang, hoặc được thiết kế dưới dạng online. Profile công ty như một cuốn catalogue thể hiện những thông tin cơ bản nhất từ giới thiệu công ty, cơ cấu tổ chức, thông tin pháp lý đến năng lực tài chính, nhân sự hay sản phẩm dự án tiêu biểu. Một profile xuất sắc là tiền đề để khách hàng, đối tác thấy rõ được năng lực của công ty và quyết định có hợp tác hay không.

Profile doanh nghiệp hay còn gọi hồ sơ năng lực:

  • Là 1 dạng hồ sơ thiết kế có tính chọn lọc cao chứa đựng rất nhiều thông tin để khẳng định vị thế trong xã hội. Profile doanh nghiệp thường giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, cách thế mạnh của công ty để tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
  • Đối tượng khách hàng chủ yếu là đối tác và khách hàng. Cho nên những gì được thể hiện trên Profile phải là những điều tinh túy nhất, tốt nhất, chọn lọc nhất. Hồ sơ doanh nghiệp được thiết kế rất bài bản và công phu và không phải một sớm 1 chiều là có được. Nội dung của Profile doanh nghiệp thường đa dạng hơn rất nhiều.

Các nội dung Profile doanh nghiệp:

Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp
Profile Doanh Nghiep
  1. Mục lục: Profile thường được thiết kế rất dài cho nên chúng ta cần có mục lục để giúp khách hàng có thể tìm kiếm nội dung nhanh hơn nội dung mà họ quan tâm nhất.
  2. Thông tin doanh nghiệp: Ghi đầy đủ tên công ty bằng tiếng việt và tiếng anh Địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, nhà máy sản xuất, điện thoại, website, fax, email chăm sóc khách hàng, thời gian thành lập. Nội dung này thường xuất hiện nhiều tại đầu trang và chân trang.
  3. Thư ngỏ: Thư ngỏ của công ty đến khách hàng
  4. Quá trình phát triển: Nói tóm tắt về công ty ngày những mốc thời gian quan trọng, những sự kiện lớn ngày khai trương/ khánh thành, kỷ niệm 500 năm thành lập, nâng cấp công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất mới, tốc độ tăng trưởng thị phần/công suất/lợi nhuận, …
  5. Giải thưởng: Liệt kê các chứng nhận, giải thưởng, tiêu chuẩn chất lượng đã từng đạt được
  6. Tầm nhìn, sứ mệnh: Định hướng và những mục tiêu trong tương lai. Cam kết của doanh nghiệp cho công đồng và xã hội, những giá trị cốt lõi giúp tạo nên tương lai cho tổ quốc. 
  7. Giá trị cốt lõi: Thể hiện điểm khác biệt của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Những chiết lý sống còn của doanh nghiệp. Nguyên tắc trong sản xuất và kinh doanh tạo nên niềm tin cho khách hàng để khách hàng có thể tin tưởng và sử dụng dịch vụ.
  8. Cơ cấu: Bộ máy doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng với các đối tác. Nó giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được doanh nghiệp đó có phù hợp với họ hay không.
  9. Sản phẩm: Đây là những sản phẩm tiêu biểu tốt nhất, đẹp nhất phô diễn để tăng độ tin tưởng cho khách hàng. Hãy phân loại ra từng đối tượng từng danh mục để giúp Profile của bạn được hoàn hảo nhất
  10. Quy trình hợp tác: Đây có thể được coi là những qui trình hợp tác, điều khoản hợp đồng để 2 bên có thể hợp tác được với nhau. Tạo nên sự nhất quán trong quá trình làm việc không bị sai sót
  11. Dự án tiêu biểu: Đây là những thứ mà không thể thiếu trong 1 Profile. Nó là 1 kết quả trong 1 quá trình làm việc và nó là kết quả để khách hàng nhìn vào là có phù hợp với mình không trước khi ký kết hợp đồng. Tạo dựng niềm tin bền vững với khách hàng.

Profile là gì? Quy trình thiết kế profile doanh nghiệp chuyên nghiệp

Profile Là Gì? Cách Tạo Profile Chuyên Nghiệp
Quy Trình Thiết Kế Profile Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp

– Lên dàn ý. Chuẩn bị nội dung và những ý tưởng thiết kế trước khi bắt đầu vào thiết kế. Phần này đòi hỏi cần phải có nhiều bộ phận tham gia xây dựng nội dung cho hoàn chỉnh. Nội dung chuẩn bị bao gồm

Công tác chuẩn bị thiết kế Profile.

  • Chuẩn bị nội dung: Người phụ trách cá phòng ban lên nội dung cơ bản quá trình hoạt động và phát triển theo từng giai đoạn. Những thành tựu đã đạt được. Người trưởng nhóm sẽ tập hợp lại và tổng hợp lại thành 1 nội dung hoàn chỉnh.
  • Chuẩn bị hình ảnh: Chuẩn bị tất cả những hình ảnh liên quan, lựa chọn những hình ảnh đẹp nhất về nội dung của bạn. Bao gồm cả những hình ảnh giã ngoại trao giải, những hoạt động giải trí…

Nếu bạn chưa tự tin về hình ảnh tham khảo ngay >> Khóa học chỉnh sửa hình ảnh của trung tâm

  • Xây dựng nội dung: Lên khung sườn, dàn ý. Tổng kết hoàn hành lấy ý kiến để chỉnh sửa bản thiết kế được hoàn hảo nhất.

Profile là gì? Những lưu ý khi thiết kế Profile

1. Tránh sử dụng trình Word

World có lẽ sẽ là công cụ tuyệt vời để chỉnh sửa nội dung văn bản Profile của bạn. Tuy nhiên việc sử dụng word để tạo nên 1 Profile chuyên nghiệp thì còn hạn chế và chưa có tính chuyên nghiệp. Làm trê Word sẽ khiến Profile của bạn bị loại bỏ. Hãy sử dụng phần mềm Adobe InDesign CC hoặc Illustrator CC để thiết kế nó sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.

Tham khảo >> Khóa học thiết kế illustrator và InDesign chuyên nghiệp

Sau khi thiết kế xong hãy lưu file của bạn ở định dạng PDF nhé.

2. Lựa chọn font chữ hợp lý

  • Font chữ giúp bạn thể hiện được nội dung hướng đến đối tượng. Bạn chỉ cần lựa chọn Font chữ phù hợp với nội dung của bạn. 
  • Không nên đưa quá nhiều nội dung, quá nhiều font chữ trong 1 bức ảnh.

3. Màu sắc.

  • Màu sắc được thiết kế theo tông màu chủ đạo của công ty, không nên đưa quá nhiều màu sắc vào một hình ảnh. Nhất là những màu không phải là màu chủ đạo của công ty. 

Tham khảo những gam màu đẹp trong thiết kế >> Những mẫu màu kết hợp tuyệt đẹp trong thiết kế

4. Phong cách

  • Thiết kế mang phong cách của riêng bạn, không giống ai, đơn giản nhưng tinh tế. Hãy đưa mọi thứ về đơn giản và không cầu kỳ.

5. Thông tin liên lạc 

Profile của bạn nên bao gồm các thông tin cần thiết như địa chỉ, email, số điện thoại, website, Portfolio online. Nội dung được nhắc đi nhắc lại ở đầu trang và chân trang để khách hàng có thể tiếp cận với công cty bạn một cách dễ dàng nhất.

Tạm kết

Vừa rồi mình vừa hướng dẫn và giải thích cho các bạn Profile là gì? Cách tạo profile chuyên nghiệp ra sao. Một bản profile chuyên nghiệp sáng tạo, tinh tế sẽ mang một số dấu ấn của designer. Việc thiết kế Profile bằng phần mềm thiết kế sẽ giúp Profile của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nếu bạn đang quan tâm đến thiết kế đồ họa hoặc muốn trở thành designer chuyên nghiệp hãy tham khảo khóa học thiết kế đồ họa của chúng tôi. Chỉ 15 buổi là bạn có thể thiết kế thành thạo Profile của mình rồi.

Tham khảo thêm…

Group trao đổi chia sẻ về thiết kế đồ họa

Chia sẻ:

Trả lời

Hotline 1Zalo 1